Cách bảo quản áo thun
Cách để bảo quản áo thun đồng phục
Các cách bảo quản áo thun đồng phục khi sử dụng
2 cách bảo quản áo thun sau khi in và trong quá trình sử dụng áo đồng phục khi giặt áo, phơi áo và cất giữ áo thun
Hướng dẫn bảo quản giặt áo thun đồng phục
Hướng dẫn cách giặt áo thun đúng cách:
- 1. Ở lần giặt đầu tiên, bạn nên ngâm áo khoảng 1-2 giờ trong chậu nước có pha một vài giọt giấm hoặc pha chút muối hoặc pha một ít nước trà xanh tươi. Việc này giúp áo không bị phai màu và luôn trông như mới. Cách này có thể dùng cho áo thun, quần tây, jean và các loại quần áo khác. Không nên giặt chung các màu áo sáng – sậm với nhau, vì áo thun mới rất dễ ra màu (nước phẩm nhuộm vải còn sót lại), nếu bạn giặt chung thì có thể áo thun sẽ bị loang màu và làm dính màu cho các quần áo còn lại (nhất là các màu đậm).
- 2. Không nên giặt áo thun trong nước nóng quá 40 độ, nước nóng có thể làm vải giãn ra và làm áo chảy xệ không co giãn tốt nữa.
- 3. Nên tránh các loại xà bông giặt tẩy mạnh, tuyệt đối không dùng thuốc tẩy, nhất là trên áo màu sậm.
- 4. Tránh dùng các loại nước xả mềm vải, nếu bạn muốn áo thơm hơn sau khi giặt, bạn có thể dùng các loại nước xả thơm. Nếu bạn sử dụng nước xả mềm vải, áo thun sẽ bị giãn rất nhanh. Nước xả vải và phơi bằng móc treo là một bộ đôi hoàn cảnh nếu bạn muốn “hủy diệt” chiếc áo yêu thích của mình. Ngoài ra nước xả mềm vải cũng có thể làm hình in trên áo thun bị mềm và dễ bong tróc.
- 5. Khi giặt bạn nên lộn mặt trái áo thun, tránh trường hợp mặt hình in cọ sát gây tróc hình in cũng như không dùng bàn chải chà sát mạnh lên bề mặt áo thun cũng như hình in, nên giặt bằng tay, nên giặt bằng nước không sử dụng bột giặt. Điều này giúp áo của bạn mềm hơn, không bị xổ lông và loang màu. Các lần sau giặt bình thường.
- 6. Tuyệt đối không đổ xà phòng và thuốc tẩy trực tiếp vào hình in. Không nên vắt áo thun sau khi giặt, bạn có thể khiến vải áo giãn ra và làm hỏng luôn chiếc áo của mình.
- 7. Không nên ngâm áo thun trong xà phòng quá lâu cùng với những áo khác màu, nó có thể làm cho chiếc áo thun của bạn bị dính màu loang từ những chiếc áo khác hoặc ngược lại.
Bước bảo quản áo thun đồng phục khi phơi và cất giữ áo đồng phục
- 1. Không nên để áo thun ở những nơi ẩm ướt, với tính chất hút ẩm, hút nước tốt, áo thun dễ bị ẩm mốc, thậm chí có những vết ố trên quần áo.
- 2. Sau khi mặc áo thun đi chơi, vận động nhiều ra mồ hôi, tốt nhất là các bạn lên giặt liền chiếc áo thun đó hoặc ngâm nước sạch, vì nếu để lâu sẽ có mùi hôi và ẩm mốc cũng sẽ ảnh hưởng đến chất liệu vải làm áo mau rách, sờn, xỉn màu hơn.
- 3. Khi phơi áo, các bạn nên lộn trái áo thun để phơi và phơi ở chỗ mát. Cách phơi này giúp cho màu sắc của áo luôn tươi mới, khó bị bạc màu. Và nên phơi ngang áo trên dây, vì sớ vải áo thun thường có xu hướng chảy xệ xuống dưới, nếu bạn phơi bằng móc áo, bạn có thể khiến áo bị xệ lai áo thun nhìn mất thẩm mỹ.
-
- 4. Áo thun 100% cotton hơi nhàu khi giặt xong, khi ủi áo, các bạn tuyệt đối không được ủi lên bề mặt in hình trên áo thun, tốt nhất bạn nên ủi ở nhiệt độ thấp, và lộn trái áo ra trước khi ủi.